08/09/2023 18:33

7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện

7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện

Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang.

Việc sửa soạn đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.

Ăn mặc nghiêm chỉnh

Khi vào chùa phải ăn mặc khiêm tốn, giản dị, cố gắng chọn quần áo đơn giản, không hở hang quá mức hoặc quá lố bịch, tất nhiên không nên đi dép lê hay đội mũ khi vào chùa.

7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện

Ảnh minh họa.Chú ý đến lời nói và việc làm

Các vị thần được thờ trong mỗi ngôi chùa đều khác nhau nhưng đều mong muốn thanh lọc tâm hồn con người.

Vào chùa để cầu nguyện là điều tốt, nhưng không nên gây ồn ào, chửi thề, lời nói và hành vi phải nhẹ nhàng.

Chú ý đến lễ vật

Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè...

Chốn chùa linh thiêng cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện

Ảnh minh họaChú ý dâng hương

Tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 1 - 3 nén là đủ. Mặt hướng tới đại điện, hai tay nắm nhẹ nén hương, nam tay trái ở trên tay phải ở dưới, nữ tay phải ở trên tay trái ở dưới, vẩy nhẹ cho lửa nhỏ dần chứ không nên thổi tắt.

Dâng hương chỉ cần làm ở Phật đường chính là được, còn mỗi ban thì tới vái ba vái, không cần đốt nhiều nhang đèn, chủ yếu là tâm thanh tịnh.

Khi dâng hương phải giơ cao quá đầu, nhắm mắt hứa nguyện rồi vái ba vái, không được giơ hướng thấp dưới thân.

Sau khi vái xong, mang hương tới cắm vào lư thì phải dùng tay trái, không được dùng tay phải. Phật giáo cho rằng, tay phải thường dùng để sát sinh, chỉ có tay trái còn tương đối thuần khiết.

7 lưu ý khi đi chùa lễ Phật dịp rằm tháng bảy để cầu gì cũng toại nguyện

Ảnh minh họaĐi qua tam quan đúng thức tự

Đối với các ngôi chùa có cửa tam quan (3 cửa xếp cạnh nhau, với ô cửa lớn nhất ở giữa), thì chúng ta nên bước vào qua cửa Giả Quan (tức cửa bên phải) và bước ra qua cửa Không Quan (tức cửa bên trái). Cửa Trung Quan (ở giữa) chỉ dành cho các bậc cao tăng, khoa bảng, Thiên tử; người bình thường nên tránh bước qua cửa này.

Lễ ban đúng thứ tự

Sau khi bước qua cửa chùa, chúng ta nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa trước tiên, sau đó đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên (chiều kim đồng hồ) trong Phật Giáo.

Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ.

Nếu muốn cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm… bạn nên vào đình, đền. Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.

-> Vì sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

T. Linh (Theo Baidu)

Tags:

đi chùa rằm tháng 7

đi chùa lễ phật

cầu nguyện khi vào chùa

vào chùa khấn gì

di chua ram thang 7

di chua le phat

cau nguyen khi vao chua

vao chua khan gi

Tin cùng chuyên mục