Nên cho con đi du học hay học trong nước?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, câu chuyện "Đi du học hay học trong nước?" đã trở thành nỗi đắn đo khiến nhiều phụ huynh và học sinh phân vân. Vậy thì đâu mới là lựa chọn tốt nhất và phụ huynh cần chuẩn bị những gì để con có thể tự tin vững bước tới tương lai?
Tranh cãi câu chuyện “Có phải cứ đi du học là tốt?”
Theo Báo cáo Xu hướng chính tại Đông Nam Á năm 2024 của Acumen, tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều du học sinh nhất Đông Nam Á vào năm học 2021-2022, với hơn 132.000 du học sinh.
Kết quả của báo cáo này cũng cho thấy Nhật Bản và Hàn Quốc là hai điểm đến phổ biến nhất của du học sinh Việt Nam, với con số lần lượt là hơn 44.100 người và gần 25.000 người. Ngoài ra, Việt Nam cũng dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng du học sinh tại Mỹ, đạt hơn 23.100 người. Trong năm quốc gia người Việt Nam du học nhiều nhất còn có Australia (hơn 14.100 người) và cuối cùng là Canada (gần 9.000 người).
Ngày càng nhiều các gia đình Việt chọn cho con đi du học thay vì học trong nước.
Đã có định hướng cho con đi du học từ sớm, gần đây chị Ngọc Hà (42 tuổi, tại Hà Nội) tất bật chuẩn bị hồ sơ và những khóa học cần thiết cho con. Khi được hỏi về lý do lựa chọn cho con du học thay vì học trong nước, chị Hà chia sẻ: “Với mình, đi du học không chỉ đem tới cho con cơ hội học hỏi và trải nghiệm văn hóa toàn cầu, mà còn là cơ hội để con tự lập sớm, cũng như phát triển kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống”.
Trái ngược với chị Hà, anh Minh Nhật (45 tuổi, tại TP.HCM) cho rằng hiện tại các trường top đầu trong nước có chất lượng giảng dạy không hề thua kém các trường nước ngoài. “Đó là chưa kể học trong nước không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn gần với gia đình và bạn bè. Điều này giúp con thích nghi tốt hơn với nhịp sống học đường, tránh bị sốc văn hóa trong giai đoạn đầu” - anh Nhật bổ sung.
Câu chuyện “Du học hay học ở trong nước thì tốt?” vẫn luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh tranh luận.
Trong khi đó, chị Ngọc Linh (46 tuổi, tại HN) lại cho biết từ xưa đến nay chị luôn để con cái tự quyết định về tương lai học vấn, vợ chồng chị chỉ đóng vai trò là người định hướng. “Bạn lớn nhà mình sẽ nhập học tháng 9 này tại Anh còn bạn nhỏ năm nay học lớp 11 thì có nguyện vọng được học trong nước. Vợ chồng mình đều tôn trọng quyết định của các con.” - chị Linh cho biết thêm.
Du học hay học trong nước thì đầu tiên là cần tài chính vững vàng
Theo các chuyên gia giáo dục, bất kể là đi du học hay học ở trong nước thì việc đầu tiên cha mẹ nên làm là chuẩn bị quỹ tài chính giáo dục cho con từ sớm. Đặc biệt, những năm gần đây, chi phí giáo dục, nhất là ở bậc đại học đang trở thành mối lo thường trực của không ít các bậc phụ huynh. Theo thống kê mới nhất, tại Việt Nam, mức học phí đại học năm 2024 thấp nhất là 12 triệu đồng, phổ biến ở mức 20-30 triệu và có những ngành lên tới 150 triệu. Đó mới chỉ là học phí, chưa tính đến các chi phí khác như sinh hoạt tại các thành phố lớn, học thêm ngoại ngữ... thì con số này cũng đã là một thách thức với nhiều gia đình. Không ít các bạn trẻ đành ngậm ngùi từ bỏ trường đại học mình yêu thích do không thể cáng đáng được chi phí học tập và sinh hoạt. Bởi vậy, một quỹ học vấn vững chắc không chỉ giúp con an tâm tập trung vào việc học, được học trường mình muốn mà còn là điểm tựa an toàn khi những tình huống bất ngờ xảy đến.
Để xây dựng quỹ học vấn cho con có rất nhiều cách. Bố mẹ có thể chọn lập một quỹ tiết kiệm riêng cho con hoặc tham gia bảo hiểm. Hiện nay, thị trường bảo hiểm đã và đang cung cấp nhiều giải pháp linh hoạt để cha mẹ bảo vệ sức khỏe và chủ động xây dựng quỹ học vấn cho con từ sớm. Điển hình như sản phẩm "Quà tặng Sức khỏe, Hành trang tương lai" của BIDV MetLife. Sản phẩm này không chỉ đơn thuần là một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà còn là một công cụ tài chính thông minh, giúp các gia đình vừa bảo vệ sức khỏe, vừa tích lũy cho tương lai học vấn của con trong suốt quá trình trưởng thành.
“Quà tặng Sức khỏe, Hành trang tương lai” là giải pháp 2 trong 1 tích hợp bảo vệ sức khỏe và xây dựng quỹ học vấn cho con.
Chị Minh Thùy (31 tuổi, tại Hà Nội), một khách hàng của BIDV MetLife cho biết ngay từ khi con gái mới ra đời, hai vợ chồng chị đã quyết định mỗi tháng dành ra khoảng 3 triệu đồng để tham gia sản phẩm “Quà tặng Sức khỏe, Hành trang tương lai” cho con. “Mình chọn thời hạn tham gia hợp đồng trong 23 năm. Theo bảng minh hoạ với lãi suất đầu tư khoảng 6%/năm thì nếu không có rủi ro xảy ra, khi ấy mình có thể nhận về khoảng 1,61 tỷ đồng, tính cả các khoản thưởng mỗi 5 năm/lần.” - chị Thuỳ chia sẻ.
Với khoản quỹ học vấn này, cho dù con chọn du học, hai vợ chồng chị cũng sẽ cảm thấy bớt lo lắng về mặt tài chính. Trong trường hợp con quyết định học trong nước, khoản quỹ này có thể giúp con thoải mái chọn trường mà mình yêu thích và rèn luyện thêm những kỹ năng hữu ích cho tương lai. “Đọc tin tức về việc chi phí học đại học ngày một tăng, ngay cả các trường công lập cũng có những ngành lên tới 150 triệu đồng/năm, mình mới thấy quyết định tham gia bảo hiểm sớm cho con thật sự đúng đắn.” - chị Thuỳ cảm thán.
Không chỉ giúp đảm bảo quỹ học vấn cho con, “Quà tặng Sức khỏe, Hành trang tương lai” còn mang đến sự bảo vệ toàn diện cho bố mẹ trước các bệnh hiểm nghèo hay tai nạn cá nhân. Thậm chí, trong trường hợp rủi ro xấu nhất xảy đến với cha mẹ thì hợp đồng sẽ được miễn đóng phí, giúp quỹ học vấn của con luôn được đảm bảo. Nhờ vậy, cha mẹ có thể phần nào yên tâm về tương lai học vấn của con, kể cả trong những biến cố bất ngờ.
Có thể nói, "Quà tặng Sức khỏe, Hành trang tương lai" là một giải pháp toàn diện, giúp cha mẹ vừa bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, vừa đảm bảo tương lai học vấn cho con cái. Đây không chỉ là một sản phẩm bảo hiểm mà còn là một món quà ý nghĩa, là hành trang vững chắc cha mẹ dành cho con.
Theo Yên Vân
Tin cùng chuyên mục